Thứ Hai, 8 tháng 4, 2013

文字概述 khái quát về văn tự

文字概述
KHÁI QUÁT VỀ VĂN TỰ

一、文字、汉字、现行汉字Văn tự, Hán tự, Hán tự hiện hành:



1、文字是记录语言的书写符号系统,� ��最重要的辅助性交际工具。
Văn tự (chữ viết) là hệ thống ký hiệu viết dùng để ghi chép ngôn ngữ, là công cụ giao tiếp phụ trợ quan trọng nhất.

2、汉字是记录汉民族语言的书写符号� ��统,是汉族人的祖先在长期的社会实 践中逐渐创造出来的。
Hán tự (chữ Hán) là hệ thống ký hiệu viết dùng để ghi chép ngôn ngữ của dân tộc Hán. Hệ thống chữ viết này được tổ tiên dân tộc Hán sáng tạo nên trong quá trình thực tiễn xã hội lâu dài.

3、现行汉字是指现在通行的汉字,也� ��是《简化字总表》(1964.3.7;1986.10.10 )、《第一批异体字整理表》(1955.12. 22)和《现代汉语通用字表》(1988.3.25 )公布以后所规定的规范汉字。
Hán tự hiện hành là hệ thống chữ Hán được công bố vào các giai đoạn sau: 7/3/1964 “Bảng thống kê chữ giản thể”; 22/12/1955 “Bảng chỉnh lý chữ dị thể đợt 1”; 25/3/1988 “Bảng chữ Hán hiện đại thông dụng”. 

二、汉字的起源Nguồn gốc chữ Hán:
1、文字符号系统是在原始图画符号、� ��绳、八卦、契刻等辅助记忆方式的基 础上,经过许多世代的知识分子集体�� �造并逐步成熟起来的。
Hệ thống ký hiệu văn tự được hình thành trên cơ sở các hình thức ghi nhớ phụ trợ như: hình vẽ, thắt nút dây, bát quái, khắc vạch…, được tầng lớp trí thức thời đó sáng tạo qua nhiều thời kỳ.

文字的萌芽可能是分散的,不成系统�� �。但是经过使用者的加工整理,图形� ��符号逐渐同语言中的“词儿”对应起 来,并能够代表语言用来记事和交际�� �这样文字符号体系就逐渐形成了。
Văn tự lúc mới manh nha vẫn còn phân tán, chưa thành hệ thống. Trong quá trình sử dụng, con người đã từng bước chỉnh lý lại các hình vẽ hoặc ký hiệu để tương ứng với "từ" trong ngôn ngữ, đồng thời có thể thay thế ngôn ngữ để ghi chép lại sự việc và giao tiếp thường ngày. Cứ như thế, hệ thống ký hiệu văn tự dần dần được hình thành.

2、据考古资料表明,在中国原始社会� ��期已有汉字的萌芽。汉字起源于图画 和简单刻画。1975年在西安仰韶文化遗� ��中(距今大约有六千年),发现陶器上� ��一些重复出现的有规律的简单符号。 同时期的山东大汶口文化遗址中也发�� �类似的符号。这些符号同后来的甲骨� ��、金文有某些相似之处,有人认为它 们就是古代汉字的前身。
Theo các tài liệu khảo cổ, vào thời kỳ cuối xã hội nguyên thuỷ Trung Quốc chữ Hán đã bắt đầu manh nha. Chữ Hán bắt nguồn từ các hình vẽ và các nét khắc đơn giản. Năm 1975, tại di chỉ văn hoá Ngưỡng Thiều ở Tây An (cách đây khoảng 6000 năm) đã phát hiện trên một số đồ gốm có các ký hiệu đơn giản xuất hiện lặp đi lặp lại có quy luật. Cùng thời điểm đó, tại di chỉ văn hoá Đại Vấn Thuỷ ở Sơn Đông cũng phát hiện những ký hiệu tương tự. Những ký hiệu này có nhiều nét tương đồng với Giáp cốt văn, Kim văn xuất hiện ở giai đoạn sau. Có người cho rằng, chúng là tiền thân của chữ Hán cổ đại.

3、关于“仓颉造字”的传说Về truyền thuyết "Thương Hiệt tạo chữ":
据史书记载,仓颉是黄帝时期的一位�� �官。但是没有证据证明仓颉就是汉字� ��原创发明人。实际情况可能是仓颉曾 经从事过汉字的搜集与整理工作。但�� �,汉字的创造不是一时一地的事情,� ��不是一人所能够完成。
Theo sử sách ghi chép, Thương Hiệt là một vị quan của thời kỳ Hoàng Đế. Nhưng vẫn chưa có chứng cứ chứng minh Thương Hiệt là người phát minh đầu tiên của chữ Hán. Có thể Thương Hiệt đã từng đảm nhiệm công việc sưu tập và chỉnh lý Hán tự, nhưng sáng tạo ra chữ Hán không phải việc ngày một ngày hai, càng không phải là việc mà một người có thể làm được.

三、汉字的性质Tính chất chữ Hán:

现代汉字的性质可以归纳为以下几 Chữ Hán có những tính chất sau:

1、大字符集 Tập hợp lớn các ký hiệu văn tự:

从字符数量看,古代汉字的字种繁多�� �形体结构复杂。《说文解字》收入9353 个汉字,《康熙字典》收入47035个汉字 。世界上没有其他的文字系统有这么�� �的符号。
Về số lượng ký hiệu văn tự, kiểu chữ Hán cổ đại phong phú, kết cấu hình thể phức tạp. Một chữ Hán là một ký hiệu riêng, "Thuyết văn giải tự" thu thập được 9353 chữ Hán, "Khang Hi tự điển" thu thập được 47053 chữ Hán. Không có một hệ thống văn tự nào trên thế giới lại có nhiều ký hiệu như vậy.

现代汉字经过整理和简化,实际使用�� �字数已经基本稳定在6000左右。但是和 世界上其他文字符号系统相比,仍然�� �大字符集。
Hán tự hiện hành sau khi được chỉnh ký và giản thể hoá, số lượngchữ được sử dụng thực tế ổn định ở con số trên dưới 6000. Tuy nhiên, nếu so sánh hệ thống ký hiệu chữ viết với tất cả các ngôn ngữ trên thế giới, chữ Hán vẫn có số lượng ký hiệu văn tự lớn nhất.

2、单音节符号 Ký hiệu đơn âm tiết:
从记音单位看,每个汉字都有一个“�� �本音”,这个本音就是记录了汉语的� ��个完整的音节,都具有“声、韵、调 ”三要素。汉语的一个音节写成汉字�� �往会有几个不同的汉字,即“同音字� ��。这些同音字依靠不同的字形互相区 别,并分别表示汉语中不同的意义。
Xét về mặt đơn vị ký âm, một chữ Hán đều có một âm gốc của mình, gọi là "tự bản âm", âm gốc này tương ứng với một âm tiết và đều có 3 yếu tố "thanh, vận, điệu". Một âm tiết tiếng Hán lúc viết sang chữ Hán thường có thể viết thành nhiều chữ khác nhau, chúng được gọi là "đồng âm tự" (chữ đồng âm). Những chữ đồng âm này được phân biệt dựa trên kết cấu hình thể khác nhau, đồng thời cũng mang những ý nghĩa khác nhau trong tiếng Hán.

3、形音义统一体 Thể thống nhất Hình-Âm-Nghĩa:
从形音义关系看,每一个汉字都有一�� �与其他汉字互相离散的形体符号、一� ��单音节的读音和至少一个意义。在实 际使用中,汉字的形音义可能会发生�� �些变化,例如,“儿”字在记录汉语� ��化韵的时候,只表示前面音节的卷舌 动作。在这时候,它失去了自己的单�� �节本音。但是,在其他情况下,“儿� ��字仍然有自己的声韵调俱全的本音和 本义。
Xét trên góc độ hình-âm-nghĩa, mỗi chữ Hán đều có một kết cấu hình thể riêng, một âm đọc đơn âm tiết và một ý nghĩa nhất định nào đó so với các chữ Hán khác. Trong quá trình sử dụng thực tế, hình-âm-nghĩa của chữ Hán có thể phát sinh thay đổi, ví dụ chữ “儿”(nhi) lúc ghi lại cách đọc uốn lưỡi chỉ biểu thị động tác uốn lưỡi của âm tiết trước đó. Lúc này, nó đã mất đi âm gốc đơn âm tiết của mình.Nhưng trong các trường hợp khác, chữ “儿”(nhi) vẫn mang âm gốc có đủ thanh-vận-điệu và nghĩa gốc của mình.

4、语素文字 Văn tự ngữ tố:
现代汉语除了部分单音节词之外以双�� �词为主,因此,单音节的汉字在记录� ��音节词的时候,一个字只能记录其中 一个音节。如果这个音节是语素,这�� �汉字就记录了一个语素。如果这个音� ��没有意义,例如在连绵词(如:蝙蝠 、玻璃等)或译音词(如:咖啡、镑�� �)中,该汉字就是单纯的记录该词中� ��个音节的符号。
Trong tiếng Hán hiện đại, ngoài một bộ phận từ đơn âm tiết ra, từ song âm tiết vẫn chiếm đa số, vì vậy chữ Hán đơn âm tiết lúc ghi lại từ song âm tiết, một chữ chỉ ghi lại một âm tiết trong đó. Nếu xem âm tiết này là ngữ tố, thì chữ Hán này ghi lại một ngữ tố. Nếu âm tiết này vô nghĩa, như trong các từ láy (như: 蝙蝠-biānfú-con dơi、玻璃-bōli-thuỷ tinh) hoặc từ dịch âm (như: 咖啡-coffee-cà phê、镑-pound-bảng), những chữ Hán này đơn thuần chỉ là ký hiệu ghi lại một âm tiết của từ đó.

除了连绵字和部分专用译音字外,几�� �所有的汉字都有意义,都起码记录一� ��语素。因此,现代汉字属于单音节语 素文字。
Ngoài các chữ láy và một bộ phận chữ dịch âm, hầu như tất cả các chữ Hán đều có nghĩa, đều là một ngữ tố. Vì thế, chữ Hán hiện đại thuộc loại văn tự ngữ tố đơn âm tiết.

四、汉字的特点Đặc điểm chữ Hán:
1、表意文字Văn tự biểu ý:
世界上文字基本分为两类:表音文字�� �表意文字 Văn tự trên thế giới chủ yếu phân làm 2 loại: văn tự biểu âm và văn tự biểu ý. Chữ Hán thuộc văn tự biểu ý, được cải tiến, phát triển theo hướng biểu âm.

2、历史悠久Có lịch sử lâu đời:
世界上古老文字有三种Văn tự cổ xưa trên thế giới có 3 loại:

a、楔形文字:钉头文字,苏美尔人所� ��,古代巴比伦、波斯等国使用,5500�� �前产生,公元前四世纪消亡。
Chữ hình nêm (cuneiform): còn gọi là chữ đầu đinh, do người Sumer tạo ra, được dùng ở các nước Ba Tư, Babylon cổ…, xuất hiện cách đây 5500 năm, diệt vong vào thế kỷ IV trước Công nguyên.
Xem thêm tại đây 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét